Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

HƠN 70% DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN CÓ QUY MÔ VỐN DƯỚI 10 TỶ

 
CafeLand - Theo số liệu thống kê các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên địa bàn Tp.HCM năm 2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, 70,5% doanh nghiệp có số vốn nhỏ dưới 10 tỷ đồng.
Do có số vốn nhỏ, doanh nghiệp khó có khả năng thực hiện các dự án lớn nếu không có sự hỗ trợ từ ngân hàng. Trường hợp nguồn vốn từ ngân hàng gặp khó khăn thì doanh nghiệp sẽ không triển khai dự án được dẫn đến tình trạng hàng loạt dự án rơi vào cảnh đắp chiếu.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính và thiếu kinh nghiệm cũng tham gia đầu tư bất động sản dẫn đến việc đầu tư dàn trải, thiếu tập trung làm thị trường phát triển mất cân đối và không ổn định.

Vì thế, để thị trường bất động sản bền vững hơn cũng như tồn tại trong bối cảnh thị trường còn khó khăn, Thạc sĩ Dương Hải - Phó Giám đốc thường trực Câu lạc bộ tài chính Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp cần phải cơ cấu lại nguồn vốn để đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng cũng như khả năng tài chính thực hiện dự án.
 

DiaOc24G.com - Theo http://cafeland.vn

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

MỞ CỬA THOÁI HIỂM CHO BẤT ĐỘNG SẢN


Rất hiếm doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) đưa ra được con số kinh doanh 6 tháng lạc quan, song để tìm một lối “thoát hiểm” tốt hơn cũng chẳng phải dễ dàng.

“Con ruột” khó nhờ





Theo các báo cáo tài chính (BCTC) mới nhất, có khoảng 20 DN BĐS bị thua lỗ, chiếm khoảng 30% số DN niêm yết thua lỗ hiện nay. Đáng nói, một số đơn vị như: Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584 (NTB), Công ty CP Sông Đà 27 (S27)... không phải lần đầu tiên báo lỗ. 

Ngay cả những DN có con số ấn tượng hơn cũng chẳng ít nỗi niềm. Cụ thể từ trường hợp của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI), nếu không tính 426 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng 70% vốn ở Công ty CP Khu công nghiệp Phong Phú (PPIP), BCI đã lỗ chứ không lãi lớn. Hay đà tăng doanh thu hơn 600% của Tập đoàn Hà Đô (HDG) vẫn thua tốc độ tăng giá vốn.

Nhìn chung, kinh doanh của hầu hết DN BĐS đều ảm đạm, doanh thu, lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ. Chẳng hạn, doanh thu của Đất Xanh (DXG) đã giảm 50,2%, Công ty CP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco - HDC) giảm 46%. Nếu đi vào chi tiết cơ cấu doanh thu, khoản thu từ kinh doanh BĐS càng thể hiện sự suy giảm. DXG giảm 91% nguồn thu từ chuyển nhượng BĐS. Trong khi đó, mảng kinh doanh nhà của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh nhà (ITC) sụt giảm 73,6% so với cùng kỳ và chỉ còn góp 25,6% vào doanh thu chung. 

Thậm chí, rất nhiều DN đã mất hẳn nguồn thu từ ngành nghề cốt lõi là nhà đất. Phải dựa vào nguồn thu phụ, nên đa số DN đều chỉ mới đi được một chặng nhỏ trong mục tiêu kinh doanh cho cả năm 2012. 

Giải trình của nhiều DN cho thấy, do thị trường BĐS vẫn còn ảm đạm nên họ gặp khó khăn khi giải quyết bài toán đầu ra. Theo tính toán ban đầu, HDG dự kiến thu về 380 tỷ đồng từ việc bán căn hộ Nguyễn Văn Công (quận Gò Vấp, TP.HCM), căn hộ An Khánh - An Thượng (Hà Nội), căn hộ Hoàng Văn Thái (Hà Nội) và 300 tỷ đồng sẽ đến từ xây lắp.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, doanh thu BĐS chỉ mang về cho HDG 74 tỷ đồng, tức khoảng 20% mục tiêu đề ra. Ngoài ra, một số DN như S27 còn lên kế hoạch lỗ 7,6 tỷ đồng cho năm 2012. Với Công ty CP Đầu tư BĐS Việt Nam (VNI), mục tiêu 1 tỷ đồng lợi nhuận cho cả năm đã trở nên khó thực hiện vì VNI bị thua lỗ, thu không đủ chi. 

Trông chờ “con nuôi”

Trước tình hình khó khăn trên, VNI đã xin chuyển đổi mục đích cho dự án Saigon South Center từ phát triển chung cư - trung tâm thương mại sang kết hợp trung tâm thương mại - chợ truyền thống. Để tham gia quản lý chợ và phân phối lẻ, VNI cũng lập Công ty Đầu tư thương mại dịch vụ Phước Long. Đây được xem là một trong những cách để VNI có thể gỡ “thế bí” trong bối cảnh DN chưa có nguồn thu từ BĐS. 

Trên thực tế, những DN có thể “thong thả” trong mùa BCTC lần này ít nhiều đều là những đơn vị có “phòng bị” từ trước. Điển hình, trong 6 tháng đầu năm nay, 85% nguồn thu của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sao Mai (ASM) lại đến từ thủy sản. Còn ở HDG hay ITC, hoạt động xây lắp mới là nguồn thu chính. Riêng với DXG, mảng dịch vụ, môi giới BĐS từ chỗ chỉ góp 9,6% doanh thu cùng kỳ năm ngoái, nay đã chiếm 88% tổng doanh thu của DXG.

Bên cạnh đó, một số DN như BCI, Địa ốc Khang An (KAC) lãi lớn nhờ chuyển nhượng cổ phần. Ngoài ra, Địa ốc Hoàng Quân (HQC), Thủ Đức House (TDH), ITC cũng có kế hoạch rút vốn đáng kể ở những nơi chưa hiệu quả. Việc thoái vốn này có thể giúp DN tăng tốc về đích dù hiện tại họ chỉ mới rời vạch xuất phát không xa. Về lâu dài, đa số các DN đều ý thức phải có “chân trong, chân ngoài”. Theo đó, vẫn lấy 

BĐS là ngành chính, với quỹ đất sạch hơn 100ha nhưng ASM đang tìm cách đẩy mạnh sản xuất - xuất khẩu thủy sản thông qua hợp tác với các đối tác Trung Quốc như Hảo Vị Nguyên, Kim Vượng Giác. Đây cũng là ngành mà NTB muốn dấn thân vào. Tuy nhiên, nếu như NTB chỉ mới quyết định tham gia vào thủy sản và còn hoài nghi về tính hiệu quả thì ASM đã tham gia vào thủy sản từ hơn 4 năm trước.

Không riêng gì những DN vừa nêu, Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà (CLG) có định hướng mở rộng sang ngành gỗ và y tế. Họ đang dự tính huy động 150 tỷ đồng cho đầu tư nhà máy gỗ Cotec, dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Blue Sapphire Resort. Trong trường hợp công ty chỉ huy động được 100 tỷ đồng, CLG sẽ giảm vốn ở khoản đầu tư vào khu biệt thự du lịch Blue Sapphire Resort (Bà Rịa - Vũng Tàu), chứ không thay đổi hai hạng mục đầu tư kể trên.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, những đơn vị nào mới bắt đầu tìm cách phòng thủ thì khó có ngay con số đẹp để công bố, trong khi chi phí cho đầu tư lại tăng cao. Đó cũng là phép thử đang xảy ra với Công ty CP Tài Nguyên (TNT). TNT gặp nhiều căng thẳng khi nguồn thu chính từ khoáng sản đang tắc trong khi các dự án BĐS của TNT chỉ dừng ở lại ở khâu thủ tục pháp lý. Nếu muốn triển khai lẫn khai thác các dự án, TNT phải đổ rất nhiều vốn vào. 

Bên cạnh phương án “chân trong, chân ngoài”, không ít DN lại chọn cách “trung thành” với ngành nghề truyền thống thông qua việc cơ cấu lại danh mục dự án và hướng phát triển. Phía ITC cho biết, công ty đang nhắm tới phân khúc nhà ở, đất nền cho người có thu nhập trung bình ở quận 9, Bến Bình Đông (quận 8). Đây cũng là phân khúc mà TDH, Vạn Phát Hưng (VPH)... sẽ ưu tiên phát triển trong tương lai.

Theo các báo cáo tài chính mới nhất, có khoảng 20 DN BĐS bị thua lỗ, chiếm khoảng 30% số DN niêm yết thua lỗ hiện nay.

DiaOc24G.com - Theo Doanh Nhân Sài Gòn







 

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

NGƯỜI DÂN ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ NHANH CHÓNG


Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và TP.HCM nhằm thống nhất thực hiện một số giải pháp đẩy nhanh việc cấp “sổ đỏ” tại các dự án phát triển nhà ở.


Theo đó, để đảm bảo quyền lợi của người đã hoàn thành các thủ tục mua nhà, Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành chủ trương cấp “sổ đỏ” ngay không chờ giải quyết xong tồn tại, vướng mắc, vi phạm pháp luật của chủ đầu tư.

Trong trường hợp một phần diện tích của dự án mà chủ đầu tư đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, xây dựng, bàn giao nhà đúng thiết kế quy hoạch thì người mua nhà trong phần diện tích này được cấp “sổ đỏ”. Trường hợp dự án đã hoàn thành song chủ đầu tư vi phạm về vượt số tầng, thay đổi thiết kế, công năng sử dụng một số tầng hoặc một số lô đất thì cần xem xét cấp “sổ đỏ” trước cho người mua nhà tại các tầng, lô đất được xây dựng đúng thiết kế, quy hoạch.

Trường hợp chủ đầu tư đã hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, đã xây dựng, bàn giao nhà nhưng mặt tiền xây dựng không đúng thiết kế, song việc xử lý mặt tiền không ảnh hưởng đến kết cấu nhà, diện tích căn hộ thì người mua nhà vẫn được xem xét cấp “sổ đỏ”. Tương tự, nếu chủ đầu tư được giao đất và miễn tiền sử dụng đất (theo Nghị định 71/2001/NĐ-CP), đã hoàn thành dự án và thủ tục pháp lý, hợp đồng mua bán nhà được xác định giá trước ngày 1/7/2004 thì cấp ngay “sổ đỏ” mà không phải nộp tiền sử dụng đất.

Trường hợp Công ty mẹ được nhà nước giao đất để thực hiện dự án phát triển nhà ở và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai, nhưng Công ty mẹ đã ủy quyền cho Công ty con thực hiện dự án, Công ty con đã ký hợp đồng mua bán nhà dưới hình thức ủy quyền của Công ty mẹ thì thực hiện cấp “sổ đỏ” cho người mua nhà mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất giữa Công ty mẹ và Công ty con. 

DiaOc24G.com - Theo DĐDN

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

MUA HAY CHỜ

Những dự án với căn hộ vừa túi tiền xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường nhưng thông tin về giá nhà cho người thu nhập thấp 2-4 triệu/m2 đang “nóng” trên các phương tiện truyền thông khiến không ít nhà đầu tư lẫn những người có nhu cầu mua để ở tại Hà Nội băn khoăn: Mua hay chờ?

Đã đến “điểm” mua...


The Sun Garden, chung cư Đại Thanh, An Bình Tower, chung cư Tân Tây Đô… là những cái tên nóng tại Hà Nội thời gian qua bởi với mức giá chỉ từ 14-15 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ nhỏ, tiến độ đóng tiền linh hoạt, những khu chung cư này gần như đã chạm được vào túi tiền của đại bộ phận người dân đô thị vẫn còn đang thiếu hụt nhà ở.


Tuy nhiên, giá càng hạ, thị trường BĐS càng đóng băng thì nỗi băn khoăn mua hay tiếp tục nghe ngóng, chờ đợi thị trường “chạm đáy” của người dân lại càng tăng lên.


Điều này được chứng thực bằng việc dù BĐS đã ở mức giá tốt nhất từ trước đến nay, lãi suất ngân hàng cũng đã hạ, vẫn không có nhiều nhà đầu tư quay trở lại thị trường.


Ngoài việc năng lực tài chính bị hạn chế do một lượng lớn tiền vẫn còn “chết” tại BĐS, một số nhà đầu tư thờ ơ vì thực sự tin rằng đáy của thị trường vẫn chưa tới và giá BĐS sẽ còn giảm sâu hơn nữa.


Báo cáo của Công ty Tư vấn BĐS CBRE cho thấy do giá nhà tại Hà Nội vẫn giảm mạnh trong quý II-2012 vừa qua, nên dường như thị trường vẫn chưa chạm đáy.


Tuy nhiên, trong thời gian qua trên thị trường đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của thị trường. Như vậy thị trường rất có thể đang ở rất gần đáy sau một thời gian dài tụt dốc thê thảm.


Trên thực tế, không khó để thấy rằng thị trường BĐS Hà Nội đang “đi” lại con đường BĐS TPHCM đã trải qua. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng diễn biến của thị trường BĐS TPHCM hiện tại chính là diễn biến của thị trường BĐS Hà Nội 1-2 năm sau.


Nếu nhìn vào sự tham chiếu này, có thể thấy rất khó để có thể có những đợt “sốt nóng”, giá ảo cho giới đầu cơ thao túng thị trường. Và do đó, thời của người mua thực đã bắt đầu.


Theo ông Vũ Xuân Thiện, Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, đối với người mua để sử dụng và có nhu cầu thực sự thì thời điểm này là thích hợp. Vì người mua có quyền lựa chọn theo ý mình về vị trí, địa điểm, chất lượng, giá bán…


Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc Cengroup, cũng cho rằng đây là thời điểm “đẹp” để người dân có thể tìm mua cho mình một căn hộ ưng ý. Bởi ngoài nhiều dự án giá rẻ đã tung ra thị trường, có nhiều dự án đã hoàn thành và mức giá chỉ khoảng 17 triệu đồng/m2, với diện tích căn hộ 60-70m2.


Hay vẫn cố chờ?


Tuy nhiên, ở một góc độ khác, dù đồng tình đây là thời gian hợp lý để mua nhà, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng nếu không quá “vội”, người dân hoàn toàn có thể kiên nhẫn chờ thêm một thời gian nữa, khi các dự án đã hình thành rõ ràng hơn hoặc có nhiều lựa chọn hơn.


“Một số dự án ra sau cũng sẽ có mức giá khoảng 14-15 triệu đồng/m2, thậm chí thấp hơn. Tất nhiên là vị trí sẽ ngang bằng với các dự án có giá bình dân hiện tại hoặc xa hơn. Người dân không nên lo lắng về việc các căn hộ sẽ bị mua đi bán lại với giá gấp đôi, gấp ba và mình không có nhà ở bởi thời kỳ đó đã thực sự qua rồi. Thậm chí, nếu có đủ tiền, có thể đợi đến khi bàn giao căn hộ rồi mua cũng không muộn” - một chuyên gia BĐS cho biết.


Nhận định này được các chuyên gia của CBRE đồng tình khi cảnh báo khách hàng cần phải cẩn trọng hơn trước các chiến lược giảm giá, khuyến mại của chủ đầu tư. Người mua ở những dự án này có thể sẽ được hưởng lợi từ những khoản giảm giá lớn, nhưng đổi lại họ phải chịu rủi ro tiềm ẩn về chất lượng hoặc bàn giao chậm nếu dự án không thu hút đủ vốn từ việc bán hàng.


Điều này hoàn toàn có cơ sở khi một số dự án nhà ở bình dân dù bán hàng, huy động vốn đã khá lâu nhưng hiện nay vẫn tiếp tục “đắp chiếu” vì không đủ vốn hoặc vướng mắc một số vấn đề về thủ tục pháp lý.


Bên cạnh đó, thông tin nhà thu nhập thấp có giá từ 2-4 triệu đồng/m2 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng khiến nhiều người dân được củng cố niềm tin để chờ đợi. Mặc dù mức giá trên gần như là không thể ở các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM nếu không có sự hỗ trợ mạnh tay từ Nhà nước, nhưng điều này chứng tỏ giá BĐS còn có thể giảm sâu hơn, gần với túi tiền người dân hơn nữa.

DiaOc24G.com - Theo ĐTTC

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

GIÁ ĐẤT SẼ TĂNG GẤP HÀNG NGHÀN LẦN KHI CÓ ĐƯỜNG SẮT NỘI THỊ

BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI

“Sự chênh lệch về giá đất trước và sau khi có dự án đường sắt đô thị đã tạo nên những giá trị sinh lời bên ngoài mà dự án mang lại.” - Ông Shigeru Morichi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính sách, Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI

Sinh lãi lớn từ đường sắt đô thị
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Tại Hội thảo đặc biệt về quản lý đường sắt đô thị do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức mới đây, ông Morichi nhấn mạnh về sự phân khu sử dụng đất ở Nhật Bản rất nghiêm ngặt.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
“Khu vực đồi núi không thể phát triển được gì nhưng sau khi Chính phủ cho phép xây dựng đường sắt đô thị thì giá đất đã nhanh chóng tăng lên, hình thành cấu trúc được đô thị dọc hành lang tuyến và khu vực nhà ga. Việc triển khai hệ thống đường sắt đô thị sẽ không thể đem lại phát triển đô thị bền vững hoặc định hình một khu vực đô thị tập trung và dựa trên giao thông công cộng nếu không có hướng tiếp cận hợp lý.” - ông Morichi cho hay.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Vị giám đốc này đã chứng minh những điều mình nói bằng việc đưa ra các dẫn chứng về thành công của khu vực trục thành phố Tokyo Denentoshi. Theo đó, vùng đồi và cánh đồng khi chưa làm dự án đường sắt được định giá 1 USD/m2, tuy nhiên sau khi đường sắt chất lượng cao được định hướng phát triển đã dẫn đến sự chênh lệch về giá đất lên tới 5.000 lần.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Ngoài ra, một đô thị mới nhiều tiềm năng gắn kết với đường sắt cũng được hình thành với điều kiện sống, dịch vụ chất lượng cao. Hơn nữa, ở nước ngoài, các Công ty đường sắt tiến hành đầu tư xây dựng đường sắt đô thị sẽ có được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Chính phủ và địa phương về vốn, chi phí vận hành. Các giá trị sinh lời bên ngoài mà hệ thống đường sắt đô thị mang lại rất lớn như: Thuế doanh thu, thuế sử dụng đất và sử dụng hạ tầng đặc biệt…thu được từ các hoạt động dịch vụ thương mại sẽ khôi phục lại vốn qua các hoạt động này.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Ông Morichi cũng khẳng định: “Tất cả các Công ty vận hành đường sắt tại Tokyo đều hoạt động có lãi. Các công ty đường sắt tư nhân và Nhà nước cùng nỗ lực cạnh tranh để mang đến dịch vụ tốt hơn. Chỉ những công ty đó mới có sáng kiến thêm về hệ thống đường sắt nghiên cứu và phát triển, mở rộng mạng lưới, cải thiện hệ thống, công nghệ…”.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Để giữ được khả năng sinh lời, ông Morichi cũng đưa ra giải pháp, hệ thống đường sắt đô thị cần tổ chức, quản lý, công nghệ hiệu quả; sự hỗ trợ; giá vé phù hợp; sự đồng bộ giữa mạng lưới đường sắt và phát triển đô thị…
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Hà Nội còn thiếu kinh nghiệm trong xây dựng, vận hành và quản lý các tuyến đường sắt đô thị
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Ông Morichi cho rằng hệ thống đường ở các thành phố tại khu vực Châu Á đang thiếu không gian đường và phân cấp đường chưa hiệu quả. Sự cơ giới hóa, trong đó xe máy tăng lên làm cho quỹ đất sử dụng nhỏ và gây khó khăn đối với đường sắt đô thị. Nếu không kiểm soát hệ thống sử dụng đất thì tỷ lệ sở hữu và dùng xe hơi sẽ làm gia tăng số lượng phương tiện. Vì thế, cần phải phát triển đường sắt đô thị trước tiên để tạo sự kết nối giữa khu vực ngoại ô, trung tâm từ đó có những quy hoạch đất sẽ rất dễ dàng.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Còn tại Việt Nam, các chuyên gia quan tâm nhiều đến công tác quản lý, kinh nghiệm trước khi bắt tay vào nghiên cứu, xây dựng hệ thống đường sắt đô thị.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Nhiều ý kiến tham luận đã đặt ra câu hỏi tuyến đường sắt đô thị là làm thế nào để đạt được tỷ trọng cao cho vận tải hành khách công cộng? Làm thế nào để có vốn và cách huy động các nguồn lực? Mạng lưới đường sắt mật độ cao được xây dựng trước khi cơ giới hoá, phát triển đô thị lõi gắn kết với đường sắt, vận hành kết nối trung tâm với liên tỉnh, tuyến vòng tròn kết nối ga đầu cuối, phối hợp giữa vận tải và sử dụng đất, sự chênh lệch giá đất trước và sau khi có tuyến đường sắt đô thị, an toàn và quản lý vận hành hiệu quả... vẫn là những quan ngại đối với hệ thống đường sắt đô thị được xây dựng đầu tiên ở nước ta.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Lý giải những điều nói trên, các chuyên gia cho rằng với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cần có quy hoạch tổng thể trong dài hạn với những giai đoạn cụ thể mà trước tiên là tập trung vào những tuyến, đoạn đường sắt đơn lẻ chính.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Riêng Hà Nội, hệ thống công nghệ và quản lý vận hành nhiều tuyến bằng cơ chế kiểm soát tập trung, thống nhất các hệ thống đường sắt cơ sở vật chất hiệu quả và sự linh hoạt cho mạng lưới trong tương lai qua các thông số đầu máy toa xe, tín hiệu, nhân viên kỹ thuật tuyến…được chuẩn hóa.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
“Việc sử dụng vận hành máy móc sẽ tiết giảm chi phí nhân công. Đầu tư xây dựng một tuyến đường sắt cần quan tâm vấn đề an toàn hệ thống kiểm soát thiết bị tốt nhất và an toàn nhất,” ông Morichi nhận định.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
Ông Tesuro Aikawa, Trưởng đoàn nghiên cứu Dự án SAPI (JICA) đánh giá, dự án nghiên cứu hỗ trợ đặc biệt cho Việt Nam, nhằm giúp cho các chuyên gia của Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam đưa ra những quyết sách đúng khi nghiên cứu cũng như triển khai xây dựng các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI
“Hà Nội còn thiếu kinh nghiệm trong xây dựng, vận hành và quản lý các tuyến đường sắt đô thị, nên sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, hợp tác với các đối tác Nhật Bản trong lĩnh vực này để đem lại lợi ích cho cả hai bên.” - ông Aikawa chia sẻ.
BDSCATVIET, BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, VENTURA, GIA DAT QUAN 2, KHU DAN CU CAT LAI

DiaOc24G.com - Theo Dân Trí


SỰ KIỆN BĐS ĐÁNG CHÚ Ý TRONG TUẦN TỪ NGÀY 16 - 21/7

BAN DAT QUAN 2, DAT NEN QUAN 2, GIA DAT QUAN 5, VENTURA

Thủ tướng: Giá nhà thu nhập thấp chỉ nên 2-4 triệu đồng mỗi m2, Hà Nội sẽ xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô, Sở hữu nhà thứ 2 ở Hà Nội sẽ bị đánh thuế oằn lưng, “Chết chùm” cùng bất động sản, Quý I/2012: Giao dịch bất động sản thấp kỷ lục...  là những sự kiện BĐS nổi bật mà DiaOc24G.com muốn giới thiệu trong tuần này (từ 16 - 21/7).

Thủ tướng: Giá nhà thu nhập thấp chỉ nên 2-4 triệu đồng mỗi m2

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: internet


Tại hội nghị toàn quốc tổng kết chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở, theo Quyết định 167 do Bộ Xây dựng tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ ngành phải can thiệp thông qua chính sách tạo ra nhà để người thu nhập thấp có thể mua được. Mỗi năm có thể trích một phần từ tiền sử dụng đất để phát triển nhà ở xã hội, lo cho người dân. Nếu nhà ở nông thôn là 1 triệu đồng/m2 thì nhà ở đô thị khoảng 2-4 triệu đồng, như vậy mỗi căn hộ chỉ khoảng 150-200 triệu đồng.

 
Hà Nội sẽ xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô

 
Theo UBND Hà Nội, tính đến 30/6/2012, qua kiểm tra của Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản và Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện có khoảng 655 căn hộ biệt thự và 574 căn hộ liền kề đã xây hoàn thiện phần thô hoặc mặt ngoài nhưng chưa đưa vào sử dụng. Riêng các công trình chung cư, chỉ có 178/14.300 căn hộ đã hoàn thành chưa đưa vào sử dụng, chiếm khoảng 1%.   
Sở hữu nhà thứ 2 ở Hà Nội sẽ bị đánh thuế oằn lưng


Đại diện Hà Nội cũng khẳng định, TP sẽ kiến nghị Chính phủ áp dụng thu thuế cao lũy tiến đối với người mua nhà từ ngôi nhà thứ hai trở lên.                


Ảnh minh họa. Nguồn internet


Theo UBND thành phố, tính đến 30/6/2012, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 655 căn biệt thự và 574 căn hộ liền kề đã xây hoàn thành phần thô hoặc mặt ngoài nhưng chưa đưa vào sử dụng. Riêng các công trình chung cư trong 14.300 căn hộ đã hoàn thành có 178 căn chưa đưa vào sử dụng, chiếm khoảng 1%.

 
“Chết chùm” cùng bất động sản


Tình trạng dự án thi công dở dang rồi ngưng vì cạn tiền, không chỉ làm khốn đốn chủ đầu tư mà người mua nhà cũng “chết” theo khi hàng tháng phải è lưng ra trả lãi số tiền vay đóng cho chủ đầu tư. ước mơ về một chỗ an cư vẫn mãi là “giấc mơ xa”.

 
Quý I/2012: Giao dịch bất động sản thấp kỷ lục


Theo thông tin từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, tình hình bất động sản trong quý I/2012 vẫn trầm lắng và là thời điểm các hoạt động giao dịch ít nhất trong vòng 3 năm qua.


Nguyên nhân của tình trạng trên là tình hình kinh tế vĩ mô tăng trưởng chậm, lạm phát cao, lãi suất cao, chính sách thắt chặt tiền tệ, các nghị định pháp lý, cùng các chính sách và biện pháp điều tiết thị trường bất động sản khác của Nhà nước.

 
Bất động sản: Thời của người mua nhà để ở



Thị trường bất động sản Tp.HCM đang hướng đến người mua có nhu cầu nhà ở thực sự. Và đây là thời điểm thích hợp để sở hữu bất động sản ở một trong những thành phố năng động nhất Việt Nam hiện nay với mức giá hợp lý với nhiều sự lựa chọn cũng như ưu đãi đặc biệt. 


Hiện nay, thị phần nguồn cung căn hộ trên thị trường chủ yếu là căn hộ bình dân có giá vừa phải dao động từ 600 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng với diện tích từ 70-100m2. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, mức giá này đã giảm gần 50% so với trước đây.

 
Nhiều đề xuất tháo gỡ rào cản cho thị trường BĐS


Việc xác định khoản tiền sử dụng đất chủ đầu tư phải nộp theo sát giá chuyển nhượng trên thị trường là chưa hợp lý vì trước đó doanh nghiệp đã phải bồi thường một lần tiền cho người quản lý sử dụng đất, việc này cũng khiến giá đất trên thị trường liên tục tăng...


Mua nhà ưu đãi lãi suất: Nỗi lo phía trước


Gần đây, hàng loạt chủ đầu tư dự án liên kết với ngân hàng hỗ trợ tín dụng với mức rất hấp dẫn cho người mua. Tuy nhiên, nhiều khách hàng tỏ ra thận trọng với chiêu thức trên.

Kể từ tháng 5, song song với các gói tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhiều chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ thêm phần lãi suất cho khách hàng thêm 4-5% nữa khiến lãi vay giảm về mức 7-11%/năm. Động thái này đã thu hút được sự chú ý của người mua nhà đang “khát vốn”. Tuy nhiên, ngay sau đó, thị trường vẫn lặng sóng và khá “dè dặt”.

 
A. H - DiaOc24G.com (tổng hợp)

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

CĂN HỘ 200 TRIỆU: TRONG TÂM TAY!

Nếu Nhà nước hỗ trợ tốt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây và bán các dự án nhà giá thấp với mức 2-4 triệu đồng/m2.

“Chỉ đạo của Thủ tướng rất đáng chú ý, chúng tôi phải cố gắng thực hiện ngay”. Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết sau khi Thủ tướng có chỉ đạo về việc cần hạ giá nhà cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị (Pháp Luật TP.HCM ngày 20-7). Theo người đứng đầu Chính phủ, nhà ở đô thị chỉ nên có giá 2-4 triệu đồng/m2, như vậy mỗi căn hộ chỉ khoảng 150-200 triệu đồng.

Đấu giá tầng trệt

Giá nhà cho người thu nhập thấp ở Hà Nội hiện ở mức 11-13 triệu đồng/m2. Theo ông Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, giá này thường bao gồm cả giá đất, tiền đầu tư hạ tầng ở bên ngoài và phần lãi của doanh nghiệp. Đặc biệt, số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để “bôi trơn” ở nhiều cửa cũng được tính vào đấy.

“Muốn hạ giá nhà cho người thu nhập thấp, nên quy hoạch loại nhà này thành từng khu, có đường sá và hạ tầng tốt. Toàn bộ tầng trệt sẽ dùng để kinh doanh và phải được đem ra đấu giá. Tiền thu về từ việc đấu giá sẽ rất lớn và được dùng để bù đắp chi phí đầu tư xây dựng cho tòa nhà, trong đó có các tầng ở phía trên” - ông Liêm nêu giải pháp.

Theo ông Liêm, nếu làm theo cách này cộng với việc doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất, miễn hoặc giảm thuế và được vay vốn với lãi suất ưu đãi thì giá nhà ở sẽ rất hạ. “Khi đó, giá nhà cho người thu nhập thấp chỉ ở mức 4 triệu đồng/m2, một căn hộ 40-50 m2 giá khoảng 160-200 triệu đồng. Đây là điều hoàn toàn có thể làm được ở các đô thị, ngay cả với những đô thị lớn. Chỉ đạo của Thủ tướng là có tính khả thi nếu Nhà nước và doanh nghiệp quyết tâm làm” - ông Liêm nhấn mạnh.
Nếu thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, doanh nghiệp có thể xây nhà giá thấp ở khu vực đô thị. Trong ảnh: Chung cư Xóm Cải, quận 5, TP.HCM dành cho người thu nhập thấp. Ảnh: HTD

Cùng cách nhìn trên, một cán bộ Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng hoàn toàn có thể kéo giảm được giá nhà ở so với hiện nay. “Cần tính toán cụ thể để xem cấu thành 1 m2 nhà giá thấp bao gồm những chi phí gì? Chi phí nào nhà đầu tư có thể tự cắt giảm? Cái nào Nhà nước có thể hỗ trợ để cắt giảm? Giảm được bao nhiêu? Nếu có sự kiểm soát chặt chẽ thì có thể giảm được nhiều chi phí, giá thành căn hộ vì vậy cũng giảm theo” - cán bộ này phân tích.

Nhà nước làm hạ tầng

Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cũng khẳng định hoàn toàn xây được nhà ở cho người thu nhập thấp với mức giá 2-4 triệu đồng/m2. Điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải hết sức tiết kiệm chi phí, cùng đó Nhà nước hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho dự án.

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, hiện dự án nhà ở xã hội năm tầng của Công ty Becamex (Bình Dương) đang có giá bán bình quân 4 triệu đồng/m2. “Có nhiều yếu tố giúp dự án này có giá tốt như vậy. Cụ thể, khu nhà này nằm tại vị trí khuất trong khu đô thị mới Bình Dương. Đường sá, điện nước, chợ, trường học đều được “ăn theo” các dự án lớn nên không phải mất tiền đầu tư. Nếu có những điều kiện về hạ tầng tương tự, chúng tôi hoàn toàn xây được nhà ở cho người thu nhập thấp như kiểu Becamex” - ông Đực phân tích.

Cũng theo ông Đực, nhà ở giá thấp chỉ có thể xây tối đa năm tầng, còn với nhà 15 tầng thì chi phí xây dựng mỗi mét vuông phải trên 5 triệu đồng. Lý do là nhà cao tầng phải có hai thang máy, hai thang bộ, kết cấu bê tông cốt thép cũng tốn kém hơn nhà năm tầng, trong khi tỉ lệ bán chỉ 75%.

“Khi Nhà nước đầu tư hạ tầng, kèm thêm các điều kiện là không có bãi xe ô tô, hệ thống PCCC thấp hơn nhà ở thương mại thì doanh nghiệp có thể bán 4 triệu đồng/m2 với nhà năm tầng và 9 triệu đồng/m2 với nhà 15 tầng. Nếu các thủ tục được thực hiện đúng quy định thì mất khoảng 3,5 năm doanh nghiệp sẽ hoàn thiện một dự án nhà ở cho người thu nhập thấp” - ông Đực khẳng định.

Còn ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Bất động sản Lê Thành, cho biết Quyết định 167/2008 của Chính phủ triển khai đã được bốn năm nhưng doanh nghiệp rất khó tiếp cận các chính sách ưu đãi (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế GTGT, miễn tiền sử dụng đất… - PV). Đây là điều cần sớm được tháo gỡ. Sắp tới, để ban hành các quy định về việc xây dựng nhà ở thu nhập thấp, Nhà nước cần cho doanh nghiệp được tham gia bàn bạc và kiến nghị chứ không thể đưa ra các quy định thiếu thực tế rồi áp xuống.

“Chương trình này đáp ứng nguyện vọng của người dân và của Nhà nước nhưng cũng phải phù hợp với doanh nghiệp thì mới thu hút được các đơn vị tham gia. Để thực hiện tốt chương trình, Nhà nước cần có chiến lược rõ ràng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phải minh bạch, nhanh gọn” - ông Thành nói.
DiaOc24G.com - Theo PLTP